Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Ngâm và Ủ giống rau mầm

 Cách Ngâm & Ủ Giống


Có những loại hạt giống khá nhỏ như mè, xà lách xoong, cải ngọt… chúng ta không thể ngâm, ủ trước khi gieo được, vì khi ngâm vào nước, hạt sẽ bị vón lại chúng ta rất khó trong việc rãi đều hạt.
Ngoài ra các loại hạt lớn, có vỏ dày chúng ta nên tiến hành ngâm ủ. Quá trình ngâm này được ví như quá trình “đánh thức hạt giống” vì: tất cả các loại hạt giống đều trong quá trình ngủ, khi chúng ta cung cấp một lượng nước hợp lý, đủ nhu cầu của từng loại giống, lúc đó hạt giống bắt đầu thức giấc, chuẩn bị cho hàng loạt các phản ứng hoá, sinh diễn ra bên trong tế bào của hạt. Trong quá trình “thức giấc” này hạt giống cần cung cấp một lượng nước và oxy đủ để thực hiện quá trình hô hấp, phân giải, chuyển đổi các chất dinh dưỡng được dự trữ trong hạt thành các chất cần thiết cho sự cấu thành của mầm mới.
Loại nước dùng để ngâm hạt phù hợp nhất ở nhiệt độ khoảng 55oc (2 nóng – 3 lạnh), thời gian ngâm  tuỳ thuộc vào từng loại hạt giống (xem bảng thời gian ngâm hạt bên dưới).
Sau khi ngâm hạt giống xong, chúng ta tiến hành tháo nước khỏi hạt giống và làm cho ráo nước. Dùng khăn lông gói hạt giống lại và ủ nơi thoáng mát (xem bảng thời gian ủ hạt bên dưới). Hạt giống sau khi được ngâm ủ sẽ có hiện tượng nứt nẽ và nẩy chồi, lúc này chúng ta sẽ tiến hành gieo hạt.
Lý do cho việc cần phải ủ hạt giống là làm cho hạt giống nẩy mầm đều, đồng loạt, tránh trường hợp gieo hạt vào khay khi thu hoạch rồi má có hạt mới nẩy mầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét